T7. Th12 14th, 2024

Chim Thanh Tước có nguồn gốc từ Tích Lan. Đây là một loài chim đẹp, hót hay, được con người yêu thích và thuần dưỡng để trở thành chim cảnh. Tuy nhiên để có thể nuôi dưỡng tốt và đảm bảo sức khỏe của chúng, người nuôi cần nắm đủ thông tin về giống loài, cũng như cách nuôi và chăm sóc. Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về loài chim này.

TÓM TẮT

Nguồn gốc xuất xứ

Chim Thanh Tước có tên khoa học là Chorropsio Aurifont và gốc từ đất nước Ceylan (Tích Lan). Loài chim này phổ biến và đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện chủ yếu ở các khu vực như: Tây Nguyên, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Đồng Nai, và ở một số khu vực Đông Nam Bộ khác.

Thanh Tước thường sống trong rừng sâu và không mấy gần gũi với con người. Tuy nhiên, con người vẫn yêu thích loài chim này và thuần dưỡng chúng để làm chim cảnh.

Đặc điểm phân biệt chim Thanh Tước

Ngoại hình

Qua tên gọi của chim chúng ta cũng có thể dễ dàng hình dung ra màu sắc chủ đạo của loài chim này là xanh lá. Phần lông dưới cằm của chúng có màu đen và phần đầu có màu nâu xám. Ngoài ra, vùng lông bên mắt của chim thường có màu xanh da trời, khiến ngoại hình của chúng thêm phần nổi bật hơn.

Chim Thanh Tước có ngoại hình nhỏ nhắn. Một con chim trưởng thành có kích thước trung bình từ 10cm – 15cm (chưa tính đến chiều dài đuôi). Loài chim này có đầu nhỏ cùng với chiếc mỏ dài, hai đặc điểm này kết hợp giúp chúng hút mật hiệu quả hơn.

Loài chim này nổi bật không chỉ ở ngoại hình mà còn ở giọng hót. Mặc dù giọng hót của Thanh Tước không có nét đặc trưng riêng như nhiều loài chim khác, nhưng chúng lại có khả năng bắt chước giọng hót của loài khác và rất siêng hót. Vào buổi sáng chim Thanh Tước hót từ 2-3 tiếng, sau đó hót rải rác trong cả ngày.

Tập tính loài

Trong tự nhiên, Thanh Tước tự săn mồi. Chúng bay lên không trung để tìm mục tiêu. Sau khi xác định được mục tiêu, chúng tấn công bất ngờ với con mồi. Chim Thanh Tước chủ yếu săn các loài chim nhỏ, thú nhỏ và côn trùng.

Chim thích xây tổ trên các cây cao trong rừng. Tổ chim thường được làm bằng cành, lá và sợi cây. Mỗi mùa sinh sản, chim mái đẻ từ 1 đến 3 quả trứng. Sau khi trứng nở, cả hai chim sẽ thay nhau chăm sóc chim non.

Tuổi thọ trung bình

Chim Thanh Tước, trong môi trường tự nhiên, thường có tuổi thọ khoảng từ 8 đến 10 năm. Tuy nhiên, nếu được sinh sống trong một môi trường thuận lợi, chim có thể sống tới 10 đến 12 năm. Đặc biệt, khi được nuôi trong lồng với chế độ chăm sóc tốt, tuổi thọ của chim có thể kéo dài hơn so với môi trường tự nhiên.

Bảng giá chim Thanh Tước

Trước đây, chim Thanh Tước có giá khá cao, chỉ có một số người nuôi đủ điều kiện kinh tế mới có thể mua. Tuy nhiên, ngày nay số lượng chim Thanh Tước ngày càng nhiều và đa dạng, điều đó khiến giá thành của chúng rẻ và hợp túi tiền của đại đa số người mua hơn. Cụ thể:

Giá chim Thanh Tước Giá chim (VNĐ/con) Ghi chú
Chim bổi mới bẫy ngoài tự nhiên Từ 100.000 – 150.000 Giá thay đổi nếu nguồn gốc của chim là khác nhau
Chim Thanh Tước dạn người (đã ăn cám) Từ 200.000 – 400.000 Giá thay đổi nếu nguồn gốc của chim là khác nhau
Chim Thanh Tước mái (đã thuần chủng) Từ 150.000 – 250.000 Giá thay đổi nếu nguồn gốc của chim là khác nhau
Chim Thanh Tước trống (đã thuần chủng) Từ 300.000 – 400.000 Giá thay đổi nếu nguồn gốc của chim là khác nhau

Phân loại chim Thanh Tước trống mái

Khi mua bất kỳ loài thú cưng nào, kể cả chim cảnh, việc chúng bị bệnh là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy người nuôi nên trang bị đầy đủ kiến thức để nhận ra chúng đang không khỏe như thế nào và kịp thời chữa trị. Một số bệnh thường gặp ở chim cảnh như:

  • Bệnh qua đường hô hấp: Khi mắc phải các bệnh liên quan đến hô hấp chim sẽ có biểu hiện khó thở. Thay vì bằng mũi, chúng thở bằng miệng, tuy nhiên quá trình này cũng sẽ khó khăn, tạo ra những âm thanh lớn như tiếng lách cách, khò khè.
  • Bệnh rỉa lông: Biểu hiện của bệnh này là sự chán ăn, hay u rũ, không hay hót. Chúng sẽ liên tục rỉa vào lông của mình. Tình trạng bệnh nặng được biểu hiện khi vị trí đó bị chim rỉa hết phần lông.
  • Bệnh cảm lạnh: Một số triệu chứng phổ biến như chim gật gù, rụng lông, nước mắt trắng đục, và luôn có nước trong mũi.
  • Bệnh tiêu chảy: Dấu hiệu phân chim ở dạng lỏng hoàn toàn, có màu vàng hoặc đen, đôi lúc chim đi ra máu.

Dưới đây là một số cách phòng bệnh, người chơi chim cảnh có thể tham khảo:

  • Người nuôi cần thường xuyên vệ sinh lồng nuôi chim sạch sẽ, loại bỏ phân trong lồng, và khử khuẩn. Cống nước và công thức ăn phải liên tục được làm sạch, loại bỏ các thức ăn thừa để tránh vi khuẩn gây bệnh.
  • Mỗi ngày bạn cho chim phơi nắng từ 20 – 30 phút. Người nuôi nên phun nước ướt lông trước khi tiến hành phơi nắng.
  • Bạn cần tắm mát cho chim từ 2 – 3 lần/ tuần, thời điểm tắm lý tưởng từ 10 – 12h mỗi ngày.
  • Bạn nên chọn nơi treo lồng chim yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tránh để ở những nơi có côn trùng lớn hay mèo.

Những lý do nên nuôi chim Thanh tước

Chim Thanh Tước có bộ lông xanh mượt và ngoại hình nhỏ nhắn, lại có khả năng bắt chước giọng hót của chim khác. Tuy nhiên, lý do mà đa số người nuôi lựa chọn chim Thanh Tước không chỉ vì vẻ đẹp và khả năng hót của chúng, mà còn vì một cảm giác muốn chinh phục và thuần hóa chúng từ loài chim sống trong tự nhiên, hoang dã trở thành những người bạn thân thiện với con người.

Mua bán chim Thanh Tước thuần chủng, lai, đẹp, giá rẻ, uy tín tại Chợ Tốt Thú Cưng

Hiện nay chim Thanh Tước đang được bày bán với số lượng khá lớn nên người chơi chim cảnh có thể dễ dàng tìm mua ở cửa hàng, trại giống, hay các diễn đàn trao đổi thú cưng. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không đáng có, người mua có thể tìm đến Chợ Tốt.

Chợ Tốt là sàn thương mại điện tử lâu năm và uy tín. Tại đây, với đa dạng sự lựa chọn, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm bất cứ giống thú cưng nào mà bạn muốn, đồng thời việc so sánh giá cả trực tuyến cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Chợ Tốt còn cho phép người dùng đăng tin bán nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối mua bán giữa hai bên hiệu quả và tiện lợi.

Hãy đăng bán và tìm mua một chú chim đẹp và chất lượng tại Chợ Tốt Thú Cưng nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *