Các giống gà bản địa Việt Nam có chất lượng thịt, trứng thơm ngon, khả năng tự kiếm mồi tốt. Gà Tai đỏ (Gallus gallus spadiceus) là một trong 3 giống gà rừng hiện có tại Việt Nam. Đây là nguồn gen vật nuôi quý, có giá trị kinh tế cao và đã được Viện Chăn nuôi đưa vào bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vật nuôi quốc gia.
Kết quả nghiên cứu về Gà Rừng Tai đỏ
-
Kết quả điều tra 50 hộ chăn nuôi gà Tai đỏ tại 3 xã cho thấy gà Tai đỏ chiếm 18,56% trong tổng đàn gà điều tra. Thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi gà Tai đỏ là thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc thức ăn đậm đặc phối trộn với ngô và cám gạo. Năng suất của gà Tai đỏ không ổn định do hạn chế về kinh tế và kỹ thuật.
-
Phân tích ADN giống gà Tai đỏ cho thấy có tính đa dạng di truyền cao, vượt trội so với một số giống gà bản địa khác như: gà Đông Tảo, Mía, Ri, Tàu và nhiều Cựa.
-
Đã tuyển chọn được đàn hạt nhân gà Tai đỏ với quy mô 200 mài. Gà Tai đỏ có màu lông và đặc điểm ngoại hình đồng nhất mang đặc trưng của giống.
-
Đã xây dựng được đàn sản xuất gà Tai đỏ với quy mô 300 mài. Năng suất trứng của đàn sản xuất gà Tai đỏ đạt 23,57 quả.
-
Đã xác định được phương thức nuôi đối với gà Tai đỏ sinh sản và gà Tai đỏ thương phẩm.
-
Đã xây dựng đàn thương phẩm gà Tai đỏ với quy mô 500 con. Gà Tai đỏ có năng suất thịt cao hơn hầu hết các giống gà bản địa khác.
Các kết quả nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi và Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi.
Nguồn ảnh: