T7. Th12 14th, 2024
<!–

Chuột Hamster bản chất là loài vật sạch sẽ, không mang mầm bệnh và không gây nguy hại cho con người

–>

Những bé hams nhà ta tuy nhỏ bé nhưng đã đóng góp phần lớn lao cho khoa học và nghiên cứu phát triển thuốc trị bệnh cho con người. Nhờ đó mà con người chúng ta kéo dài được tuổi thọ. Phải biết ơn những người bạn hammie bé nhỏ của chúng ta lắm lắm!

Mỗi năm, gần 1000000 bé hamsters được sử dụng để nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm ở Mỹ. 90% số hamster này là Syrian (Golden), tên khoa học là Mesocrictus auratus, và số còn lại là Chinese hamster (hams sọc vằn), tên khoa học là Cricetus griseus; Armenian (grey hamster), tên khoa học là Cricetulus migratorius; và European, tên khoa học Cricetus cricetus.
Vào năm 1971, hamster trở thành loài động vật được dùng làm thí nghiệm nhiều nhất, đứng thứ 3 sau chuột bạch và chuột chít.

Syrian hamsters được mang về phòng thí nghiệm vào năm 1930. Năm 1938, Syrian hamster được mang đến Mỹ phục vụ cho mục đích thí nghiệm. Những lý do chính mà các nhà khoa học cho rằng hamster là phù hợp cho việc nghiên cứu nhất:
·
Việc nhân giống rất nhanh chóng và dễ dàng
·
Kết cấu tổ chức cơ thể và thần kinh với đặc điểm riêng là tiềm năng cho việc nghiên cứu
·
Hamster phát triển nhanh, vòng đời ngắn.

Chinese hamster được sử dụng lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm vào năm 1949. Các bé đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu về các loại bệnh truyền nhiễm, phóng xạ sinh học, các tuyến nội tiết, ung thư và đột biến. Chinese hamster có số cặp nhiễm sắc thể ít nhất so với các loại động vật khác nên các bé còn được dùng trong nghiên cứu về sự phát sinh tế bào.

European hamster thì giúp các nhà khoa học nghiên cứu về các loại ung thư và nguyên nhân dẫn đến ung thư ở người. European hamster phù hợp hơn so với Syrian trong nghiên cứu lĩnh vực này vì chúng có thể tập trung cao độ và thời gian nghiên cứu kéo dài hơn khi thí nghiệm với các loại khói thuốc. Europeon hamster cũng to hơn nhiều mấy em hams khác nữa nặng trung bình từ 300-400 gam.

Armenian hamster xuất hiện trong phòng thí nghiệm năm 1963. Mấy bé nì cực nhạy cảm đối với đột biến và các chất gây ung thư nên rất hữu ích cho các nhà khoa học khi nghiên cứu về sự phân bào giảm nhiễm. Số lưỡng bội nhiễm sắc thể của Armenian hamster là 22.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *