Loài chim Sâu không chỉ mang lại nhiều lợi ích về các ngành nông nghiệp, mà chúng còn thu hút những người nuôi chim cảnh nhờ vào những bộ lông lạ mắt và tiếng hót hay. Loài chim này cũng khá thân thuộc và hầu như ai cũng biết đến. Hãy cùng Chợ Tốt tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về loài chim này ngay sau đây.
TÓM TẮT
1. Nguồn gốc của loài chim Sâu
Chim Sâu có tên khoa học là Dicaeidae, thuộc bộ Sẻ có từ 44-48 loài. Giống chim này được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới phía nam Châu Á, kéo dài từ Ấn Độ đến Philippines và tới Australia.
Họ chim Sâu thường gặp nhiều ở những môi trường sống mà chúng yêu thích, từ chỗ sát với mực nước biển cho đến khu vực miền núi. Vẫn có một vài loài như chim tầm gửi được ghi nhận là loại chim sống di cư trong các khu vực ở Australia.
2. Một số đặc điểm cơ bản của chim Sâu
2.1. Ngoại hình của chim Sâu
Chim Sâu là loài với sự biến đổi giữa các loài. Các con chim này thường có một số đặc điểm chung về ngoại hình như:
- Thân hình mập mạp, chân nhỏ nhưng cứng và cao, cổ ngắn, ngực nở, lưng rộng.
- Bàn chân của chúng có 3 ngón trước và 1 ngón sau, móng vuốt nhọn sắc.
- Kích thước từ 10 – 18cm và nặng từ 5,7 – 12 gam.
- Loại chim này còn có đuôi ngắn tròn, phần mỏ ngắn, dày và cong với chiếc lưỡi hình ống để phù hợp với khẩu phần ăn.
- Bộ lông của chim Sâu có 2 lớp, bên trong bóng mượt, mềm mại, lớp ngoài khá dài, dày, không bị đan xen vào nhau và có màu xanh lá xỉn màu.
- Tuy nhiên vẫn có một vài chim Sâu trống mang bộ lông đen bóng hoặc đỏ tươi ở phần đầu.
Các loài chim Sâu đều có hệ tiêu hóa đặc biệt, giúp chúng thích nghi nhanh chóng để xử lý các loại quả mọng và thải hạt rất nhanh. Loài chim này còn có thể bay theo bầy đàn để kiếm ăn chung với vành khuyên hoặc chim hút mật.
2.2. Chim Sâu ăn thức ăn gì?
Giống như tên gọi, thức ăn chính của chúng là các loại sâu. Nhưng vì hệ tiêu hóa tốt nên chúng ăn được hầu hết mọi loại thức ăn, ví dụ như chim ăn sâu bọ, nhện, cào cào non, ăn quả mọng, chim Sâu hút mật hoa,…Nếu nuôi lồng, chim còn có thể ăn cám, thức ăn chuyên dụng hoặc trứng kiến.
2.3. Tính cách của loài chim Sâu
Chim Sâu có tuy nhỏ bé nhưng lại rất nhanh nhẹn, bay nhảy liên tục. Loài chim này còn có đôi mắt cực kỳ linh hoạt nên bắt sâu cực giỏi. Chúng còn hót hay, có thể vừa hót vừa bay nhảy liên tục trong nhiều giờ nên cực kỳ vui mắt và vui tai.
2.4. Tập tính sinh sản của chim Sâu
Chim Sâu có thể song tính, nghĩa là vừa chim mái vừa chim đực. Chúng thường tự tạo thành một gặp để cùng làm tổ và sinh sản. Kiểu tổ của chúng sẽ có hình bọng, được làm từ những sợi cây và treo trong cây bụi hoặc các cành cây nhỏ.
- Mỗi lần sinh sản, chim mái chỉ đẻ từ 1 – 4 trứng, sau đó ấp trong 10 – 12 ngày.
- Chim mái và chim trống con có thể thay nhau ấp trứng.
- Chim mới nở không mở mắt, không có lông và rất yếu, nhưng sau 15 ngày chúng sẽ mọc đủ lông cánh.
3. Một số dòng chim Sâu phổ biến nhất hiện nay
Chim Sâu được phân chia thành nhiều loại, nhưng dưới đây sẽ là những loài phổ biến và được chọn nuôi hoặc dễ gặp nhất hiện nay:
3.1. Chim Sâu đầu đỏ
Chim Sâu đầu đỏ ở nước ta thường gặp nhiều nhất tại Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau. Để phân biệt được chim Sâu đầu đỏ mái hay trống, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm như: Chim mái có viền lông ngực màu đen nhạt, còn chim trống sẽ có màu đen đậm hơn.
Chim trống có 2 sợi lông đuôi lau dài hơn những vị trí khác, còn chim mái thì không có.
3.2. Chim Sâu lưng đỏ
Chim Sâu lưng đỏ có kích thước khoảng 9cm, từ trán kéo dài xuống lưng và tới tận gốc đuôi sẽ có màu đỏ tươi. Nhưng chim mái thì lại có lông lưng màu xanh oliu nhạt về phía bụng, đuôi màu đen và hồng màu đỏ sẫm. Chúng hay sống định cư ở độ cao lên đến 1200m, gần vườn làng, thành phố hoặc các nơi trồng trọt, bụi rậm.
3.3. Chim Sâu vàng
Chim Sâu vàng thường tìm kiếm thức ăn ở trong rừng, xuất hiện nhiều ở Nam Á và Đông Nam Á. Chúng không có thói quen di cư, phạm vi phân bố của loài này cũng khá rộng rãi bao gồm cả quần thể có hình thái riêng biệt chứ không chồng chéo nhau. Chim Sâu vàng chính là loại thụ phấn và phát tán hạt cây tầm gửi ở rừng.
3.4. Chim Sâu xanh
Chim Sâu xanh là loài được xem là phổ biến nhất. Người ta còn sử dụng chúng làm tiêu chuẩn để mô tả các đặc điểm chung của họ chim này. Chim Sâu xanh kêu hay, có bộ lông xanh non, phần cánh và đuôi có pha màu đen.
3.5. Chim sâu cổ đỏ
Chim Sâu cổ đỏ là loài đặc trưng ở Philippines, chúng sống trong môi trường tự nhiên có đất ẩm thấp theo kiểu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Ngoài các loài chim đặc trưng vừa nêu trên, ở nước ta còn phổ biến các loại khác như: Chim Sâu lác, chim Sâu 7 màu, chim Sâu 5 màu, chim Sâu ô… Với dáng vóc, đặc điểm và tập tính đặc trưng của họ chim Sâu.
4. Cách nuôi chim Sâu đúng và đơn giản
Chim Sâu vốn sinh sống trong môi trường tự nhiên nên sẽ có sức khỏe rất tốt. Nhưng khi muốn nuôi và thay đổi môi trường sinh sống của chúng, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
4.1. Làm tổ nuôi chim Sâu
Vì kỹ thuật nuôi chim Sâu rất quan trọng, nên trước khi tìm phương pháp chăm đúng cách, bạn cần phải chuẩn bị cho chúng một “ngôi nhà” phù hợp. Nếu sử dụng chuồng được làm từ nứa hoặc tre, có đủ giá để chim đậu, thêm cống nước và cống thức ăn. Có thể gắn thêm một tấm vải đỏ hoặc đen để che nắng che gió cho chim, nên sử dụng vải nhung. Chuồng thì để ở nơi có ánh nắng nhẹ, thoáng mát để tốt cho xương và cơ của chim.
4.2. Thức ăn cho chim Sâu
Như đã nói ở trên, chim Sâu hầu hết ăn được mọi loại thức ăn, nhưng chủ yếu nhất vẫn là sâu. Bạn có thể tìm các loại sâu quy, sâu rau xanh hay sâu gạo để làm thức ăn cho chúng. Ngoài ra hãy kết hợp thêm châu chấu, cào cào, trứng kiến hay các loại hạt kê, ngũ cốc, đậu phộng xay nhuyễn và cám vào khẩu phần ăn của chim để bổ sung dưỡng chất.
Thời gian cho ăn: Ở chim trưởng thành thì có ăn 2 – 3 bữa 1 ngày. Nhưng chim non thì chia nhỏ lượng thức ăn thành 10 bữa 1 ngày, kéo dài khoảng 1 tháng cho đến khi chúng đủ lông đủ cánh thì cho ăn như chim trưởng thành.
4.3. Thời gian tắm cho chim Sâu
Thường thì loài chim Sâu không có thói quen tắm tập và thậm chí là không chịu tắm. Nhưng để chúng sạch sẽ hơn, không rỉa lông vì ngứa ngáy hay vi khuẩn, bạn có thể tắm cho chúng 1 tuần 2 – 3 lần. Mỗi lần tắm nên chọn đúng theo giờ để tạo thói quen cho chúng, nên là vào buổi trưa.
Cách tắm cho chúng là chuẩn bị một cái lồng tắm có bồn nước, sau đó lấy bình xịt nước dạng phun nhẹ để xịt lên chúng một chút. Lúc này chúng sẽ tự nhảy vào bồn và tắm tập sạch sẽ.
5. Các bệnh thường gặp ở chim Sâu và cách chữa trị
5.1. Chim Sâu bị nóng từ bên trong
Nhiều con chim thường bị phát bệnh do nóng trong. Để “làm mát” cho chúng, bạn có thể cho ăn ngọn liễu non, ngũ cốc, hoặc nhện. Giảm bớt chất béo, cho uống thêm berberin bằng cách pha viên vào nước. Ngoài ra nên thường xuyên vệ sinh chuồng, chống để muỗi cắn chim, cho ăn các loại kê tươi, ngô tươi, sâu, dế,…để tăng sức đề kháng.
5.2. Bệnh viêm tuyến nhờn
Tuyến nhờn của chim là nơi tiết ra chất giúp chim làm mượt lông. Nếu tuyến này bị tổn thương, chúng sẽ rất mệt mỏi, biếng ăn, lông tơi tả, tuyến nhờ tấy đỏ, mưng mủ. Khi thấy các dấu hiệu này, hãy dùng cồn iod để khử trùng tuyến nhờn, sau đó dùng tay bóp hết mủ ra cho đến khi thấy máu tươi. Cuối cùng là lấy nước muối sinh lý 0.9% để khử trùng lại lần nữa rồi cho chim vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, bồi dưỡng thêm thức ăn bổ dưỡng.
5.3. Chim Sâu bị béo phì
Khi nhốt chim Sâu trong thời gian dài, chúng không được vận động nhiều lại được cho ăn quá nhiều đạm sẽ dễ bị béo phì. Để tránh gặp phải điều này, hãy cho chúng ăn uống một cách khoa học và thường xuyên để chúng vận động nhiều.
5.4. Chim Sâu bị ký sinh trùng
Ký sinh trùng khi bám vào chim sẽ ăn dần phần lông, da, thậm chí là hút máu của chim. Để không gặp phải trường hợp này, hãy thường xuyên vệ sinh lồng chim sạch sẽ, khô thoáng.
Nếu phát hiện có rận hay ký sinh trùng, hãy sử dụng nước sôi già để vệ sinh lồng chim. Sau đó pha một vài giọt dầu hỏa cùng với nước, băng phiến 20% để rắc lên lông chim, mát xa nhẹ cho bột thẩm thấu vào trong.
Tuy nhiên bạn có thể tắm cho chúng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý 0.9%, vừa an toàn và ngăn được ký sinh.
6. Chim Sâu Toàn quốc hiện nay giá bao nhiêu?
Chim Sâu là giống chim phổ biến nên có mức giá khá rẻ, nó phù hợp với hầu hết những ai muốn nuôi chúng. Trung bình khi mua bán chim, mỗi con sẽ có giá dao động từ 200.000 VNĐ – 2.500.000 VNĐ 1 con, tùy vào tuổi, giống và giọng hót.
7. Tìm mua hoặc bán chim Sâu Toàn quốc giá rẻ tại Chợ Tốt Thú Cưng
Hiện tại trên nước ta có rất nhiều địa chỉ bán chim Sâu Toàn quốc các loại với mức giá khác nhau. Nếu muốn mua các giống bình thường thì khá dễ dàng, nhưng loài chim độc đáo, lạ mắt thì cần tốn nhiều thời gian hơn để tìm mua.
Tuy nhiên, vẫn có một cách đơn giản hơn đó là tìm mua hoặc bán tại Chợ Tốt Thú Cưng. Đây được xem là một kênh mua bán thú cưng uy tín mà bạn có thể tin tưởng khi tìm mua chim Sâu Toàn quốc. Ngoài ra, bạn còn có thêm nhiều lựa chọn hơn về độ tuổi, chủng loại, màu lông, kích thước của chúng.
Với những chia sẻ về chim Sâu, hy vọng bạn đã có được cho mình những kiến thức về cách tìm mua bán chim sâu Toàn quốc và phương pháp nuôi loài chim này đúng cách. Chúc bạn sẽ tìm mua được cho mình một chú chim sâu Toàn quốc như ý tại Chợ Tốt.